Những công trình hạ tầng lớn đón đầu quy hoạch Hải Phòng

Theo Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt ngày 22/8, Hải Phòng dự kiến trở thành đô thị loại I vào năm 2030. Có 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, TP HCM (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Ngoài ra, Hải Phòng được định hướng có trình độ phát triển cao trong nhóm thành phố hàng đầu châu Á và thế giới vào năm 2045-2050. Quy hoạch thành phố theo mô hình đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh. Để đáp ứng được định hướng này, nhiều công trình giao thông được triển khai nhằm gia tăng khả năng kết nối từ Hải Phòng đến các địa phương.

Những công trình trọng điểm

Hải Phòng là địa phương hội tụ đầy đủ năm loại hình giao thông: cảng biển, cảng hàng không quốc tế Cát Bi, hệ thống đường sắt cùng hệ thống giao thông đường sông, đường bộ kết nối tới các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực. Để phát huy hiệu quả thế mạnh này, Hải Phòng đã và đang đầu tư nhiều tuyến đường mới.

Trong những năm trở lại đây, diện mạo hạ tầng giao thông kết nối Hải Phòng đã thay đổi hoàn toàn. Các dự án trọng điểm được đưa vào vào sử dụng như hai bến đầu tiên của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện, cầu Bạch Đằng. Các dự án khác vẫn đang tiếp tục được tập trung đầu tư như dự án mở rộng nhà ga hàng hóa tại sân bay Cát Bi, các dự án đầu tư các bến cảng số 3,4; 5,6 của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng,…

Trong giai đoạn 2015-2020, Hải Phòng đã xây dựng mới 46 cây cầu cùng hàng trăm km đường với tổng vốn đầu tư gần 44 nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016-2020, Hải Phòng đã huy động gần 565 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư cho phát triển, gấp ba lần giai đoạn 2011-2015. Phần lớn trong số này được tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, trước hết là kết cấu hạ tầng giao thông.

Nhiều cây cầu được xây mới như cầu Hoàng Văn Thụ nối hai quận Hồng Bàng và Ngô Quyền với Thủy Nguyên, cầu Hàn, cầu Đăng nối liền hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng, kéo gần hơn với đô thị Hải Phòng. Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện rút ngắn thời gian đi từ bán đảo Đình Vũ sang đảo Cát Hải từ 1 giờ đồng hồ xuống còn 5 phút, giúp Cát Hải từ hòn đảo nhỏ trở thành một trung tâm logicstic, cảng biển nước sâu quốc tế.





Cầu Hoàng Văn Thụ bắc ngang qua sông Cấm, nối liền hai quân Hồng Bàng và Ngô Quyền với Thủy Nguyên. Ảnh: Dũng Nguyễn

Cầu Hoàng Văn Thụ bắc ngang qua sông Cấm, nối liền hai quân Hồng Bàng và Ngô Quyền với Thủy Nguyên. Ảnh: Dũng Nguyễn

Các tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch nội đô như Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Linh và cầu Rào mới được xây dựng lại góp phần hiện đại hóa các tuyến trục giao thông kết nối, nhất là tuyến đường bộ từ cảng biển Hải Phòng đi các địa phương trong khu vực.

Nhiều công trình giao thông có vai trò liên kết vùng, khu vực đã hoàn thành như: đường ôtô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Hải Phòng – Hạ Long; đường và cầu ôtô Tân Vũ – Lạch Huyện; cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 (đoạn Quán Toan – Cầu Nghìn); cùng các công trình cầu Quang Thanh, cầu Dinh kết nối với Hải Dương; cầu Đăng, cầu sông Hóa kết nối với Thái Bình được hoàn thành, đưa vào khai thác góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương ngày càng gia tăng.

Cùng với đó, các cây cầu mới tại Bến Rừng, Lại Xuân kết nối với tỉnh Quảng Ninh; tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình; nâng cấp quốc lộ 10 đoạn từ cầu Kiền đến cầu Đá Bạc… đã được khởi công và đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công.

Với “cú hích” đến từ cả quy hoạch lẫn hạ tầng, Hải Phòng đang thu hút nhiều đơn vị phát triển dự án đầu tư tại địa phương để đón đầu tiềm năng phát triển. Ông Lê Quốc Hưng – Giám đốc phát triển kinh doanh miền Bắc Masterise Homes cho biết, các công trình lớn đang được triển khai gia tăng khả năng kết nối vùng cho Hải Phòng, từ đó gia tăng tiềm năng phát triển cho các địa phương như Thủy Nguyên.

“Hệ thống hạ tầng Hải Phòng đang đi vào hoàn thiện. Đây cũng là một trong những lý do để Masterise Homes lựa chọn đầu tư dự án tại đây”, ông Hưng nói thêm.

Hưởng lợi từ phát triển hạ tầng

Hải Phòng theo mô hình đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh, cấu trúc đô thị gồm hai vành đai, ba hành lang, ba trung tâm. Hai vành đai kinh tế là ven biển phát triển dịch vụ, du lịch, đô thị; công nghiệp dịch vụ từ cảng Lạch Huyện kết nối với mạng lưới khu công nghiệp đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng Hải Phòng. Ba hành lang cảnh quan gồm sông Cấm, Lạch Tray, Văn Úc. Ba trung tâm đô thị là đô thị lịch sử và hành chính mới bắc sông Cấm (Thủy Nguyên); trung tâm thương mại, tài chính quốc tế (CBC) ở Hải An và Kinh Dương; đô thị sân bay Tiên Lãng.

Thủy Nguyên là một trong những địa phương được đầu tư nằm trong quy hoạch thành phố. Theo đó, thành phố Thủy Nguyên, sẽ được thành lập vào năm 2025, định hướng là đô thị thông minh gắn với trung tâm hành chính – chính trị mới.

Trên địa bàn huyện đang được đầu tư hàng loạt công trình lớn như cầu Nguyễn Trãi (6.300 tỷ đồng), cầu Bến Rừng (2.000 tỷ), Trung tâm Chính trị – Hành chính (hơn 2.500 tỷ đồng) và trung tâm Hội nghị – Biểu diễn (hơn 2.300 tỷ đồng)…

Đây là dự án trọng điểm của thành phố Hải Phòng nhằm tiến tới việc di chuyển Trung tâm Hành chính sang phía Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên) vào năm 2025. Dự kiến khi hoàn thành, đây sẽ là nơi làm việc của tất cả các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội của thành phố. Trung tâm Hội nghị – Biểu diễn mới là nơi tổ chức các hội nghị, tọa đàm quan trọng cũng như những chương trình biểu diễn mang tầm vóc quốc gia và thế giới.

Nhằm hoàn thiện khả năng kết nối, nhiều hạ tầng giao thông đã được xây dựng như cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Bến Rừng, cầu Nguyễn Trãi…

Cầu Nguyễn Trãi bắc qua sông Cấm nối quận Ngô Quyền với huyện Thủy Nguyên, giúp thêm lựa chọn di chuyển vào nội đô cho người dân phía Bắc sông cấm. Cầu Bến Rừng vượt sông Đá Bạch, nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), dự kiến đưa vào khai thác vào tháng 6/2024 sắp tới.

Các trục đường lớn trên địa bàn Thủy Nguyên cũng đang được mở rộng như đường 359, quốc lộ 10, vành đai 2, đường Đỗ Mười, Trần Kiên… Tất cả đều giúp Thủy Nguyên thêm sức hấp dẫn trong mắt các chủ đầu tư lớn.





Các công trình trọng điểm đón đầu quy hoạch tại trung tâm hành chính mới Thủy Nguyên - Hải Phòng. Ảnh: Dũng Nguyễn

Các công trình trọng điểm đón đầu quy hoạch tại trung tâm hành chính mới Thủy Nguyên – Hải Phòng. Ảnh: Dũng Nguyễn

Mới đây, dự án The Centric được phát triển bởi Masterise Homes được kỳ vọng trở thành biểu tượng mới về thương mại – giải trí – văn hóa tại trung tâm mới Hải Phòng (Thủy Nguyên) khi đón đầu hạ tầng giao thông đang phát triển mạnh mẽ tại khu vực này. Đây là dự án đầu tiên nằm kế cận hai “công trình thế kỷ” của Hải Phòng, cũng là mảnh ghép hoàn thiện “trục thịnh vượng” và hệ sinh thái hành chính – nghệ thuật – thương mại dịch vụ sầm uất của thành phố tương lai.

Ngoài hưởng lợi về vị trí, dự án còn sở hữu thiết kế và tiến độ đồng bộ với sự hình thành và phát triển của trung tâm hành chính mới tại Thủy Nguyên. “Sản phẩm Shoptique được Masterise Homes tâm huyết nghiên cứu, mang đến tiềm năng gia tăng giá trị theo thời gian và cả những giá trị trường tồn cho ngành thương mại – dịch vụ tại Hải Phòng thông qua mô hình Open-Air Shopping Center (Trung tâm mua sắm giải trí ngoài trời) cùng khu One-Stop-Shop”, đại diện Masterise Homes cho biết.

Yên Chi



Nguồn Vnexpress

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *